Tiếng Quảng Đông thường được viết bằng chữ Hán. Bạn cần khoảng 3000 chữ Hán để sử dụng thành thạo tiếng Quảng Đông. Nghe có vẻ nhiều? Đúng là rất nhiều. Đó là tại sao chúng ta cần một hệ thống phiên âm trong khi đang học các chữ Hán.

本文首发于知乎专栏,可点击此处查看原文

本文因特殊需要,主要语言(文字)使用:越南语

Giáo trình Việt bính cho người Việt

给越南人的粤拼教程

Tác giả 作者: 以成 (Dĩ Thành)

Hiệu đính 校对: Nhiệt Thuỷ~

2021.4.25 Bản thảo đầu tiên 初稿

Vui lòng xem văn bản gốc để nghe phát âm: https://jyutping.org/vi/docs/vietnamese/

Tiếng Quảng Đông thường được viết bằng chữ Hán. Bạn cần khoảng 3000 chữ Hán để sử dụng thành thạo tiếng Quảng Đông. Nghe có vẻ nhiều? Đúng là rất nhiều. Đó là tại sao chúng ta cần một hệ thống phiên âm trong khi đang học các chữ Hán.

1. Giới thiệu

Việt bính là một phương pháp sử dụng chữ Latinh để phiên âm tiếng Quảng Đông, mà cũng là một từ viết tắt của “Phương pháp phiên âm tiếng Quảng Đông của Hội học thuật ngôn ngữ học Hồng Kông”. Đây là một phương pháp được lập bởi Hội học thuật ngôn ngữ học Hồng Kông (LSHK).

Không giống với tiếng Việt cần sử dụng các kí hiệu dấu và những kí hiệu khác để đánh vần, Việt bính chỉ cần sử dụng 26 chữ Latinh và 6 chữ số.

Người Việt Nam học tiếng Quảng Đông thường cũng có kiến thức căn bản về tiếng Anh và tiếng Phổ Thông, vì vậy ở những phần sau, khi giải thích về Việt bính, chúng ta sẽ đưa ra những phát âm tương tự trong tiếng Anh hoặc tiếng Phổ Thông (Hanyu Pinyin) làm ví dụ để tiện học tập hơn.

Ngoài ra còn một điều cần lưu ý nữa là cách viết và cách phát âm của Việt bính gần như có thể tương ứng với nhau, thường không có ngoại lệ.

Dưới đây là 4 khái niệm: đồng âm cùng cách viết, đồng âm khác cách viết, âm dễ nhầm lẫn, âm mới cần luyện tập

  1. Đồng âm cùng cách viết: là Việt bính có những âm với cách viết và cách phát âm hoàn toàn giống với tiếng Việt.
  2. Đồng âm khác cách viết: là những âm mà có cách viết giống với chữ Quốc ngữ nhưng cách phát âm khác nhau.
  3. Âm dễ nhầm lẫn: là những âm có cách viết giống với tiếng Việt nhưng cách đọc có sự khác biệt nhỏ, cần chú ý phân biệt.
  4. Âm mới cần luyện tập: là những âm không có trong tiếng Việt, mà chỉ có trong tiếng Quảng Đông, cần luyện tập nhiều hơn.

Bài viết này sẽ giải thích về Việt bính và cách phát âm của nó theo thứ tự trên, hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tiếng Quảng Đông của bạn.

Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA) sẽ được sử dụng để giải thích cách phát âm, nếu bạn không quen với IPA thì có thể bỏ qua. Bạn có thể nhấp vào nút nghe trong ví dụ để nghe cách phát âm tương ứng. Trong phần ví dụ có bạn có thể nghe cách phát âm tương ứng bằng cách nhấp vào nút .
Tất cả các Việt bính trong bài viết này đều sẽ được in đậm, các số 1-6 trong Việt bính là số của thanh điệu, người mới bắt đầu chưa quen với thanh điệu cũng có thể tạm thời bỏ qua.

2. Đồng âm cùng cách viết

Tình huống phát âm và cách viết hoàn toàn giống nhau chỉ xuất hiện ở một vài thanh mẫu và vận mẫu bắt đầu bằng i hoặc u, còn những phần khác thì sẽ hơi khác một chút. Đó có thể là sự khác biệt về cách viết (xem phần 3), hoặc là một sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm (xem phần 4).

2.1 Thanh mẫu hoàn toàn đồng nhất

Trong cách viết của chữ Quốc ngữ và Việt bính, các thanh mẫu hoàn toàn đồng nhất như sau: m, n, l, h, ng. Những âm này tương đối đơn giản, vì vậy không lấy ví dụ.

2.2 Vận mẫu hoàn toàn đồng nhất

Trong cách viết chữ Quốc ngữ và Việt bính, các vận mẫu hoàn toàn đồng nhất chủ yếu là một số vận mẫu bắt đầu bằng i hoặc u.

2.2.1 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “i”

Vận mẫu Ví dụ Việt bính
i zi1
iu siu2
im dim2
in (giọng Bắc) min6
ip dip6
it (giọng Bắc) jit6

2.2.2 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “u”

Vận mẫu Ví dụ Việt bính
u fu2
ui bui1
un (giọng Bắc) mun4
ut (giọng Bắc) wut6

3. Đồng âm khác cách viết

Có những Việt bính có cách viết khác với chữ Quốc ngữ nhưng cách đọc lại gần giống nhau. Trường hợp này gồm 10 thanh mẫu và một số vận mẫu bắt đầu bằng a, aao.

3.1 Thanh mẫu đồng âm khác cách viết

Mặc dù những thanh mẫu dưới đây có cách viết khác nhau, nhưng phát âm của chúng về cơ bản là đồng nhất, có thể coi là một.

Thanh mẫu Chữ Quốc ngữ Ví dụ Việt bính
b p baa1
f ph faan6
d t daa2
t th tai2
g c gau2
k kh (giọng Nam) keoi5
s x saam1
gw qu (giọng Bắc) gwaa1
j d (giọng Nam) jau5
w qu (giọng Nam) waa6

3.2 Vận mẫu đồng âm khác cách viết

Những vận mẫu dưới đây tuy có cách viết khác nhau nhưng sự khác biệt trong cách đọc của chúng là có thể bỏ qua. Ví dụ như các vận mẫu bắt đầu bằng aaa.

3.2.1 Vận mẫu bắt đầu bằng “a”

Trong chữ Quốc ngữ, vần “ay” là dạng viết tắt của “ăi”, còn vần “au” là dạng viết tắt của “ău”. Chúng được thiết kế để phân biệt “ai” với “ay”, “au” với “ao” trên cơ sở hạn chế sử dụng ký hiệu “ă”. Do đó, cách phát âm của nguyên âm “a” trong “ay” và “au” hoàn toàn giống với nguyên âm “ă” trong “ăm”. Trong Việt bính, nguyên âm này được viết thống nhất là a.

Vận mẫu Chữ Quốc ngữ Ví dụ Việt bính
ai ay tai2
au au hau2
am ăm sam1
an ăn san1
ang ăng dang2
ap ăp sap6
at ăt jat1
ak ăc bak1

3.2.2 Vận mẫu bắt đầu bằng “aa”

Trong tiếng Việt, để hạn chế sử dụng ký hiệu “ă”, người ta sử dụng “ai” để phân biệt với vần “ay”, sử dụng “au” để phân biệt với vần “ao”. Vì vậy, nguyên âm “a” trong vần “ai” và “ao” có cách đọc giống với “a” trong vần “am”. Trong Việt bính, nguyên âm này được viết thống nhất là aa.

Vận mẫu Chữ Quốc ngữ Ví dụ Việt bính
aa a baa1
aai ai daai6
aau ao paau2
aam am naam4
aan an (giọng Bắc) ngaan5
aag ang ngaang6
aap ap zaap6
aat at laat6
aak ac baak6

3.2.3 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “o”

Trong chữ Quốc ngữ, sự khác biệt chính giữa “ong” và “oong” là ở phần sau của cách phát âm, phát âm xong có đóng miệng hay không. Đối với vận mẫu ong trong Việt bính, khẩu hình cuối là miệng không đóng, nên tương ứng với âm “oong” trong chữ Quốc ngữ. Tương tự với vận mẫu ok.

Vận mẫu Chữ Quốc ngữ Ví dụ Việt bính
ong oong gong1
ok ooc gok3

4. Âm dễ nhầm lẫn

Có những âm trong Việt Bính và tiếng Việt tưởng chừng như giống nhau nhưng trên thực tế giữa chúng vẫn có khác biệt nhỏ. Ví dụ như một số vận mẫu bắt đầu bằng eo.

4.1 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “e”

Trong giọng Quảng Châu, vận mẫu bắt đầu bằng e giống cách phát âm giữa “ê” và “e” trong tiếng Việt. Nhưng giọng Hồng Kông thì sẽ mở miệng lớn hơn, vậy nên những âm có vận mẫu bắt đầu bằng e sẽ giống “e” trong tiếng Việt hơn.

Vận mẫu Chữ Quốc ngữ Ví dụ Việt bính
e e ce1
eu eo deu6
em em lem2
eng eng beng2
ep ep gep6
ek ec sek6

4.2 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “o”

Trong giọng Quảng Châu, vận mẫu bắt đầu bằng o có cách phát âm như âm giữa “ô” và “o” trong tiếng Việt. Nhưng giọng Hồng Kông sẽ mở miệng lớn hơn, vận mẫu bắt đầu bằng o sẽ gần giống “o” trong tiếng Việt hơn.

Vận mẫu Chữ Quốc ngữ Ví dụ Việt bính
o o co5
oi oi hoi1
on on (giọng Bắc) hon6
ot ot (giọng Bắc) got3

5. Âm mới cần luyện tập

Những cách phát âm còn lại chưa nhắc đến là những âm không tồn tại trong tiếng Việt mà chỉ có trong tiếng Quảng Đông. Vì vậy chúng ta cần phải luyện tập nhiều hơn. Phần sau cũng sẽ sử dụng phiên âm tiếng Anh và Pinyin để làm ví dụ, vậy nên các bạn học có kiến thức căn bản sẽ dễ hiểu hơn.

5.1 Những thanh mẫu cần luyện nhiều hơn

4 thanh mẫu còn lại cần chú ý luyện tập nhiều hơn.

Thanh mẫu Giải thích Ví dụ Việt bính
p “p” trong tiếng Anh / Pinyin, bật hơi paa4
z “z” trong Pinyin, không bật hơi ze1
c “c” trong Pinyin, bật hơi ce1
kw “qu” trong chữ “queen” tiếng Anh, bật hơi kwaa1

5.2 Những vận mẫu cần luyện nhiều hơn

5.2.1 Vận mẫu “ei” và “ou”

Hai vận mẫu này chưa xuất hiện ở 4.1 và 4.2, do “e” và “o” trong tiếng Việt không ghép thành vần “ei” và “ou”. Chúng ta cần sử dụng Pinyin hoặc tiếng Anh để giải thích cho âm này.

Vận mẫu Giải thích Ví dụ Việt bính
ei “ay” trong chữ “say” tiếng Anh, “ei” trong Pinyin sei3
ou “o” trong chữ “go” tiếng Anh, “ou” trong Pinyin gou1

5.2.2 Vận mẫu bắt đầu bằng “eo”

Tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Phổ Thông đều không có cách phát âm chính xác của âm eo trong tiếng Quảng Đông, vì vậy bạn cần tách riêng những âm này để luyện tập. Trong đó, eoi có thể được phát âm như “ây” khi tròn môi, eon có thể được phát âm như “ân” khi tròn môi, eot có thể được phát âm như “ât” khi tròn môi.

Vận mẫu Ví dụ Việt bính
eoi heoi3
eon seon3
eot ceot1

5.2.3 Vận mẫu bắt đầu bằng “oe”

Cũng giống như eo, âm oe trong tiếng Quảng Đông cũng không có cách phát âm tương ứng trong tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Phổ Thông. Vì vậy bạn cần chú ý luyện tập nhiều hơn. Bạn có thể luyện tập nguyên âm đơn oe trước, âm này có thể phát âm như “e” khi tròn môi. Khi phát âm tự nhiên hơn, hãy kết nối với -ng-k để luyện tập.

Vận mẫu Ví dụ Việt bính
oe hoe1
oeng hoeng3
oek goek3

5.2.4 Vận mẫu bắt đầu bằng “yu”

yu trong tiếng Quảng Đông giống với âm “ü” trong tiếng Phổ Thông, nhưng có sự khác biệt đáng kể so với “uy” trong tiếng Việt. Nếu bạn chưa thành thạo “ü” trong tiếng Phổ Thông, bạn nên luyện tập thêm. Bạn cũng nên luyện tập nguyên âm đơn yu trước, cho đến khi phát âm tự nhiên hơn thì hãy luyện tập nối âm yu với -n-t.

Vận mẫu Ví dụ Việt bính
yu jyu1
yun dyun2
yut jyut6

5.2.5 Âm tiết mũi “m” và “ng”

Âm tiết mũi mng là vận mẫu đặc biệt trong tiếng Quảng Đông, chúng tạo thành các âm tiết độc lập. Nếu chú ý nghe cách phát âm của những âm này, bạn sẽ thấy chúng không khó.

Vận mẫu Ví dụ Việt bính
m m4
ng ng5

6. Thanh điệu

Tiếng Quảng Đông cũng có 6 thanh điệu như tiếng Việt, nhưng không hoàn toàn giống tiếng Việt. 6 thanh điệu trong tiếng Quảng Đông cụ thể như sau:

  • Thanh thứ 1 (âm bình/thượng âm nhập): giống như thanh thứ 1 trong tiếng Phổ Thông, nó cao và ngang, cao hơn thanh ngang trong tiếng Việt. Nếu là vận mẫu kết thúc bằng -p, -t-k thì sẽ thanh này nghe giống như thanh sắc trong các âm kết thúc bằng “-p”, “-t”, “-c” và “-ch” trong tiếng Việt.
  • Thanh thứ 2 (âm thượng): giống như thanh thứ 2 trong tiếng Phổ Thông, từ giữa lên cao.
  • Thanh thứ 3 (âm khứ/hạ âm nhập): giống như thanh ngang trong tiếng Việt, ở giữa và ngang, nhưng thấp hơn thanh thứ 1. Nếu vận mẫu kết thúc bằng -p, -t-k thì sẽ nghe ngắn như thanh sắc kết thúc bằng “-p”, “-t”, “-c” và “-ch” trong tiếng Việt, nhưng thấp hơn thanh thứ 1.
  • Thanh thứ 4 (dương bình): giống như nửa đầu của thanh thứ 3 trong tiếng Phổ Thông, hạ từ thấp vừa đến thấp nhất.
  • Thanh thứ 5 (dương thượng): giống như thanh sắc trong các âm với âm cuối khác “-p”, “-t”, “-c” và “-ch” trong tiếng Việt, và như thanh điệu trong của “nếu”. Thanh này từ dưới lên giữa.
  • Thanh thứ 6 (dương khứ/dương nhập): giống như cao độ của thanh nặng trong tiếng Việt, nhưng cần chú ý rằng nếu vận mẫu kết thúc bằng -p, -t-k thì thanh này mới ngắn, còn nếu không thì sẽ phẳng và dài.

Nếu 6 thanh điệu của tiếng Quảng Đông được thể hiện như cao độ trên khuông nhạc, chúng sẽ giống như hình dưới đây:

653d5ef91aea3

Hãy nghe các thanh điệu qua những ví dụ sau:

Thanh thứ 1 (55) Thanh thứ 2 (35) Thanh thứ 3 (33)
詩 si1 史 si2 試 si3
Thanh thứ 4 (21) Thanh thứ 5 (13) Thanh thứ 6 (22)
時 si4 市 si5 事 si6

Ngoài ra còn có một phương pháp luyện thanh đơn giản và thú vị khác, đó là luyện thanh điệu với các bài hát tiếng Quảng Đông.

7. Kết thúc

Để biết thêm tài liệu học tiếng Quảng Đông, vui lòng xem Tài liệu học tiếng Quảng Đông.

Một phương pháp tốt để luyện Việt bính hoặc tiếng Quảng Đông là gõ tiếng Quảng Đông bằng Việt bính. Vì Việt bính là phiên âm của tiếng Quảng Đông, mỗi khi bạn gõ Việt bính, thì cũng giống như bạn đang luyện nói tiếng Quảng Đông vậy. Hãy xem trang Bàn phím tiếng Quảng Đông của chúng tôi để tải xuống các bộ gõ.


本文作者:以成
本文链接:
本博客所有文章除特别声明外,均采用 CC BY-NC-SA 4.0 协议 。转载请注明本文作者与链接!

2021大埔百侯客家方言音系 下一篇